Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Tấm 3D – công nghệ mới



Công nghệ 3D-panel có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 90. Theo các chuyên gia về xây dựng, ưu điểm nổi bật của công nghệ này là tạo cho công trình xây dựng khả năng chịu lực cao, có thể chịu được bão với sức gió 300 km/h, chịu được động đất 7,5 độ Richter. Những tấm 3D-panel với kết cấu 3 chiều hình thành bởi lưới thép đan vào nhau, ở giữa là lớp mút xốp vừa có tác dụng cách âm, cách nhiệt vừa giúp làm giảm khối lượng so với tường gạch hay sàn bê tông truyền thống. Mỗi mét vuông tường, sàn bằng tấm 3D-panel có khối lượng chỉ khoảng 60% so với tường gạch và sàn bê tông có cùng kích thước. Không chỉ thích hợp cho những chung cư cao tầng xây dựng trên nền đất yếu vì tiết kiệm chi phí gia cố móng, 3D-panel có thể thay thế hữu hiệu gạch xây dựng vốn phải khai thác tài nguyên đất.
           Những tấm 3D-panel được đúc sẵn theo thiết kế nên thời gian thi công nhanh và không đòi hỏi phải có giàn giáo rườm rà hay phương tiện cơ giới nặng nề. Nhờ vậy, nếu ứng dụng vào xây dựng nhà cao tầng thì chắc chắn giá thành phần thô của công trình sẽ rẻ hơn ít nhất 20% so với kỹ thuật xây dựng truyền thống, đồng thời vẫn bảo đảm tuổi thọ không dưới 50 năm.
Nhà xây dựng sử dụng tấm 3D
          Vật liệu Ngói ceramic tráng men có nhiều ưu điểm kỹ thuật nổi trội: cường độ chịu uốn của viên ngói lên đến 900 kg/cm2, gấp 3 lần cường độ chịu uốn của viên gạch ceramic thông thường…chống nóng, chống ồn, chống rêu mốc cũng như chống thấm tuyệt đối
        Tuy ngói là các loại vật liệu không mới nhưng mang lại hiệu quả chống nóng trong mùa hè khá tốt, đặc biệt là các loại vật liệu này tương đối rẻ tiền, phù hợp với đa số người có nhu cầu xây dựng cải tạo nhà ở.
Ngói vừa làm đẹp cho ngôi nhà, vừa chống được nóng
        Xốp chống nóng và ốp trần nhựa chống nóng cũng là loại vật liệu thích hợp sử dụng trong những ngôi nhà cấp 4 hay những căn hộ chung cư, nhà đang sửa chữa, nâng cấp bởi loại vật liệu này có giá thành rẻ, từ 50.000 - 80.000 đồng/m2, thời gian lắp đặt nhanh.
     Sử dụng các loại sơn chống nóng
      Sơn chống nóng là vật liệu chống nóng dưới dạng sơn nước cho hiệu quả cách nhiệt cao, làm giảm nhiệt độ bề mặt 10 – 200C, tiết kiệm điện năng sử dụng đến 18%. Độ kết dính cao có thể thi công trên nhiều loại bề mặt vật liệu cần chống nóng như: các loại mái, tường, ống và bồn chứa bằng kim loại. Dễ thi công và không ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động, sản xuất.
      Hiện nay có nhiều nhãn hiệu sơn chống nóng để lựa chọn gồm có: sơn chống nóng, chóng thấm Hitex Nippon, INSUMAX, Jotashield Extrem Jotun, KENEE
Nhà dùng sơn cách nhiệt
        Nếu nắm được nguyên tắc cách nhiệt cho kết cấu và đối lưu không khí trong nhà với kết cấu bao che mặt ngoài, bạn sẽ có thể có được giải pháp “hạ nhiệt” hữu hiệu cho ngôi nhà của mình trong những ngày hè nóng bức, với nhiệt độ lên cao.

------------------------------
Bạn đang có dự tính gì với ngôi nhà của mình .Hãy tìm đên http://xaydungmyquyen.com để được tư vấn miễn phí ngay nhé !


Ghi nhận mới về tấm 3D



Tấm 3D: đã được ứng dụng ở nhiều căn nhà
Ông Nguyễn Văn Út đã dùng tấm 3D để xây một căn nhà 3,5 tấm gồm 1 trệt 2 lầu,1 lửng ở 53/37 Lê Công Phép, An Lạc, Bình Chánh và đã đưa vào sử dụng được một năm nay. Ông Út cho biết, ông đã tìm hiểu cả năm trời qua sách báo, bạn bè và nhà sản xuất mới quyết định dùng tấm 3D để thi công. "Ðặc điểm là nhà làm nhanh nhưng giá không mềm hơn cách xây dựng cổ điển”, ông nhận định. Ông giải thích, theo lý thuyết thì nhà bằng tấm 3D có rẻ hơn nhưng "nhà tôi xây trên nền đất rất yếu nên phải đóng cừ và làm móng cột nên giá thành cao".



Với kinh nghiệm của một đơn vị trong một năm nay đã sử dụng trên 4.000m² tấm 3D, ông Nguyễn Hữu Huy, đội trưởng đội thi công - công ty xây dựng Mạnh Thắng ở phường 5, Tân Bình nói: "Nếu làm theo đúng quy trình công nghệ của tấm 3D từ móng đến mái thì có thể giảm giá thành công trình như các nhà sản xuất đề cập. Nhưng thực tế thi công nền móng bằng phương pháp cũ thì giá cao hơn một ít". Về các công năng khác, ông Huy nhận xét, tấm này có khả năng chịu lực tốt, bê tông sử dụng ít nên công trình nhẹ, thi công đơn giản và cách âm, cách nhiệt khá hiệu quả.
Về hiệu quả sử dụng, theo các nhà sản xuất thì tấm 3D có thể dùng trên 50 năm và tương đương như nhà xây kiểu truyền thống. Tuy nhiên các nhà thi công vẫn nhận định thận trọng. Công ty xây dựng Lê Quỳnh ở 131/7bis Lê Văn Thọ, Gò Vấp, trong 14 tháng nay đã thi công hơn 20 biệt thự bằng công nghệ tấm 3D. Ông Sĩ, giám đốc công ty cho biết, đây là công nghệ mới đã được nghiên cứu ứng dụng và các hội đồng khoa học chứng nhận; trên thế giới đã dùng nó từ lâu lắm rồi. Còn về hiệu quả sử dụng bền vững, lâu dài bao nhiêu thì "phải có thời gian, nhưng cái nhìn thấy được trước mắt là nhà mát, cách nhiệt tốt".
Tấm 3D gia cường cốt sợi polyme hoặc xơ dừa: từ nhà cấp 1 đến cấp 4
Ðây là sản phẩm mới hoàn toàn so với vài năm trước, khi tấm 3D mới xuất hiện. Sau hai năm nghiên cứu của Ðại học Bách khoa TP.HCM và đơn vị triển khai ứng dụng vào thực tiễn sản xuất là xí nghiệp Nhatico đã đưa ra được hai dạng sản phẩm và đã được Hội đồng khoa học cấp thành phố của TP.HCM nghiệm thu.
Dạng nhà 3D - Nhatico sử dụng tấm 3D gồm hai tấm lưới thép áp ở giữa là tấm mốp (mushy polystyrene) và dùng những thanh thép xiên hình sin câu dính hai tấm lưới này làm thành tấm 3D (3 chiều). Tất cả mối thép được hàn sung tự động. Ông Lê Ðình Ðăng, giám đốc Nhatico cho biết, tấm 3D này khác với các loại 3D của các đơn vị khác là quanh những thanh thép xiên, phần mốp được khoét để vữa bê tông chèn vào bao bọc, bảo vệ thép không bị gỉ sét.
Và vữa bê tông dùng tô trên hai bề mặt tấm 3D là vữa bê tông nhẹ có gia cường cốt sợi polyme (gồm xi măng, cát, sợi polyme và phụ gia, không có đá). Khi thi công, lắp ghép những tấm 3D này bằng phương pháp "nối ướt" để có thể gia cường linh hoạt tùy theo tính chất từng công trình và tạo thành một hệ thống liên kết toàn khối bằng các tấm bê tông 3D mà không thấy lộ cột, đà dầm. Ông Ðăng nói: "vật liệu này cho phép xây dựng được những ngôi nhà cấp 1 và 2 từ 1-2 lầu, giá giảm được 8-12% so với vật liệu truyền thống".
Dạng nhà BK-Nhatico sử dụng tấm tường có tên gọi là TBK đúc sẵn dày 7,5cm, ngang 50cm và dài từ 2,2-3,2m và sản phẩm có mộng âm/dương để ghép ráp. Chất liệu đúc tấm tường này giống như vữa bê tông nhẹ tô tấm 3D nói trên, nhưng thay vì cốt sợi polyme thì dùng xơ dừa vụn thứ phẩm, loại dài chỉ 1-5cm. Công nghệ này dùng xây dựng nhà cấp 3 và 4 (nhà trệt hay có gác), thích hợp cho nhà vườn, nhà thôn quê, nhà ở công nhân, nhà cho người thu nhập thấp... Giá giảm được 8 -15% so với nhà xây dựng bằng vật liệu thông thường. Nhà sử dụng tấm tường TBK có thể tháo ráp, khi đó dùng loại đã xử lý bề mặt; lắp dựng xong chỉ việc bả mát-tít và sơn nước hay quét vôi. Nếu không cần tháo ráp để có thể di dời thì sử dụng tấm TBK thô (không xử lý bề mặt), sau đó tô vữa dày tối đa 1cm.
Trong thực tế đã có 10 căn nhà ở có gác cho công nhân, sinh viên học sinh thuê trên nền đất yếu ở số 57/29 đường Kha Vạn Cân, tổ 57, khu phố 9, Hiệp Bình Chánh, Thủ Ðức được xây bằng tấm tường bê tông nhẹ đã sử dụng hơn một năm. Ông Từ Văn Nghiêm, người thuê một căn nhà mặt tiền trong 10 căn trên để bán hàng ở đây chỉ tay về những căn nhà trệt đối diện bên kia đường với các vết nứt xé chằng chịt nói: “Bên đó xây gạch bình thường nên bị nứt vì đất ở đây yếu lắm, còn những căn nhà dùng tấm 3D này lại không bị như vậy".


----------------------------
Bạn đang có dự tính gì với ngôi nhà của mình .Hãy tìm đên http://xaydungmyquyen.com để được tư vấn miễn phí ngay nhé !

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

3 yếu tố cần biết khi xây nhà

1. Thế của đất


Khi chọn một mảnh đất để xây dựng nhà ở, yếu tố được quan tâm đầu tiên là thế đất. Với những nơi được xây trên địa thế phía trước cao còn phía sau thấp sẽ không tốt theo quan điểm của phong thủy, tức là "môn hộ tuyệt diệt". Trường hợp phía trước hẹp, sau rộng sẽ khiến xu thế của khí bị suy giảm gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Thế đất trũng, có bốn bên cao hơn so với nhà ở sẽ khiến chúng ta có cảm giác không thoáng.


Vì vậy, nên chọn thế đất theo nguyên tắc Đông thấp Tây cao, trước thấp sau cao sẽ gặp nhiều an lành và phú quý trong cuộc sống.


2. Hướng của đường đi và thế của nước chảy


Theo phong thủy phương Đông, hướng của đường đi và thế của nước chảy là yếu tố "giữ" vận may và của cải cho gia đình. Nếu phía trước nhà bạn là đường đi hay dòng sông uốn cong thì hãy quan sát theo hướng của nó. Nếu đường đi hoặc dòng sông uốn cong theo hình chữ U vòng quanh nhà bạn sẽ mang lại cảm giác an toàn và "giữ" những vận khí tốt không bị phân tán đi nơi khác. Nếu xu hướng độ cong chữ U ngược lại phía nhà bạn sẽ khiến chúng ta cảm thấy bất an và không mang lại điều tốt lành đến cho gia đình.


Bên cạnh đó, khi chọn đất làm nhà ở thì không nên chọn mua ở gần những ngã ba phía giao thoa các đường đi có hình chữ Y. Vì nếu nhà ở gần những nơi như thế này sẽ xâm phạm vào nguyên tắc yên tĩnh của phong thủy do xe cộ từ trái phải ngược xuôi qua lại sẽ gây cảm giác ồn ào khó chịu. Nếu phía trước nhà bạn là con đường hay dòng sông có địa thế tạo thành hình chữ T thì cần chú ý bởi đây cũng tập trung nhiều phương tiện giao thông qua lại, dễ mệt mỏi do nhiều tiếng ồn mang lại.


3. Các ngõ và nơi tập trung nhiều người qua lại (vỉa hè)


Hiện nay, khi chọn đất làm nhà cũng khó tránh được những mảnh đất trong ngõ chật hẹp. Có rất nhiều người khi chọn xây nhà trong các ngõ nhỏ thường xây lấn thêm khoảng không trong ngõ. Điều này càng làm ngõ trong nhỏ hẹp hơn, gây cho những hộ sống trong ngõ cảm giấc ngột ngạt, khó chịu. Vì vậy, khi chọn đất trong ngõ, bạn nên tìm giải pháp xây dựng nhà trên diện tích chính của mảnh đất và đảm bảo sự thông thoáng cho căn nhà, giúp điều hòa luồng khí khi di chuyển vào nhà.


Những ngôi nhà được xây ở mặt đường đương nhiên sẽ thông thoáng hơn những nhà xây trong ngõ. Tuy  nhiên, khi chọn những mảnh đất "mặt đường", bạn nên chú ý đến vỉa hè. Vỉa hè nơi nhà bạn chuẩn bị xây dựng phải có độ rộng hợp lý, khoảng cách từ nhà đến đường đi cho các phương tiện đủ lớn để người đi bộ có thể di chuyển một cách dễ dàng. Ngoài ra, cần chú ý đến độ dốc của vỉa hè. Nếu vỉa hè có độ dốc lớn sẽ khiến người đi bộ cảm giác không thăng bằng, khó di chuyển. Nếu có điều kiện, bạn hãy chọn một mảnh đất xây nhà có vỉa hè thông thoáng và bằng phẳng giúp gia đình gặp nhiều phú quý và bình an.




------------------------------
Bạn đang có dự tính gì với ngôi nhà của mình .Hãy tìm đên http://xaydungmyquyen.com để được tư vấn miễn phí ngay nhé !

Điều kiêng kỵ khi xây nhà ở


Kiêng xây nhà ở cuối đường, ngõ theo thuyết phong thủy, xây nhà ở cuối đường chỉ có hại chứ không có lợi, dù là nơi cuối ngõ hay góc chéo của ngã ba đường. Ở địa phận này, khả năng bị trộm cắp là khá lớn. Còn xây nhà ở cuối ngõ cũng không được tốt lắm: thứ nhất là phải qua nhà người khác, rất không thuận tiện; hai là nếu không may xảy ra sự cố gì thì không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm....


Không nên xây nhà ở giữa và gần đường cái

Xây nhà ở giữa bốn con đường giao nhau (ngã tư), tình huống này cũng hiếm thấy. Theo cổ nhân thì nhà như thế bị bốn bên xung xạ, có họa sát thương, còn xét từ quan điểm hiện đại, ngôi nhà ở vị trí như vậy đúng là không an toàn, dễ xảy ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng tới sự an toàn của ngôi nhà. Tại địa điểm như thế không nên xây nhà hay cửa hàng

Còn nhà ở gần đường cái về lâu dài cũng không tốt: An toàn giao thông không được đảm bảo, tiếng ồn và bụi bặm... ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nói chung, ở bên đường cái, chỉ nên xây khách sạn, nhà hàng, cửa hàng hoặc trạm xăng... là thích hợp hơn cả, chứ không nên xây nhà ở.







Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác

Chỗ hai con đường gặp nhau thường tạo ra mảnh đất hình tam giác, theo thuyết phong thủy thì xây nhà trên mảnh đất này sẽ làm cho trong nhà không yên ổn, ở ngoài thì xảy ra nhiều tranh chấp và dễ xảy ra hỏa hoạn. Đất hình tam giác là mảnh đất không tốt cho việc xây nhà ở. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế, lãng phí khá nhiều đất và rất khó khăn cho việc thiết kế các phòng.

Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi

Bây giờ, không ít người có tiền muốn xây biệt thự tại những vùng quê để làm nơi nghỉ mát. Phong thủy học cảnh báo rằng, dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi, không nên chọn làm địa điểm xây nhà, vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ khá lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình giẻ quạt, qua nhiều năm gió mưa xâm thực, đáy sông cũng lắng đọng nhiều cát, nên đó là khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.

Kiêng trồng cây to trước cửa nhà

Cổ nhân nói, trước cửa có cây cổ thụ (hay cột điện) là điềm dữ. Đó là vì cây cổ thụ trấn giữ không những khí dương không vào được trong nhà, mà khí âm cũng khó thoát ra, không những che chắn tầm nhìn mà còn khó khăn trong việc đi lại, vào mùa mưa bão còn có nguy cơ bị sấm sét đánh trúng. Ngoài ra bọn xấu sẽ lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ dàng quan sát và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình.





Nhà ở độc lập không nên xây quá cao

Nhà ở độc lập mà xây cao hơn nhà xung quanh là điềm dữ, gia cảnh sẽ sa sút, tài sản sẽ đội nón ra đi. Mối nguy hiểm là bị động đất, mưa bão đe dọa, hơn nữa bốn bề không được che chắn, bộc lộ hết ra ngoài, thiếu kín đáo tạo tâm lý bất ổn cho người nhà và tạo sự cách biệt với xung quanh. Việc không có điều kiện che chắn ánh nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ người ở nhà.

Tường bao quanh không xây quá cao

Tường bao xung quanh nhà quá cao là điềm dữ, không những làm hỏng bố cục nhà ở mà còn khiến cho người nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Việc xây tường cao là nhằm để chống trộm cắp, nhưng cao quá, che tầm nhìn từ bên trong và ngoài chả khác gì tạo điều kiện cho kẻ trộm dễ “làm ăn”. Về thẩm mĩ mà nói, tường bao quá cao che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác về tính khí của nhà có vẻ hẹp hòi, không chịu hoà nhập. Ngoài ra cũng không nên xây tường bao quá gần nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Tường bao không nên cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.

Không xây nhà ở gần đền chùa

Những nơi có miếu mạo, đền chùa không nên xây nhà ở. Cổ nhân cho rằng, xây nhà ở gần chùa linh khí bị chùa thu hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, ở gần đền chùa có nhiều người tới cúng lễ thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm không có lợi cho sức khoẻ. Con cái ở gần nơi này thường xuyên thấy cảnh cúng bái sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Cho nên khi chọn xây nhà ở, hay mua nhà, tốt nhất tránh xa khu vực đền chùa, miếu mạo...




------------------------------
Bạn đang có dự tính gì với ngôi nhà của mình .Hãy tìm đến http://xaydungmyquyen.com để được tư vấn miễn phí ngay nhé !

10 bước cần làm khi chuẩn bị xây nhà .

Để có một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi làm nhà các gia chủ cần phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc xem tuổi đến cân nhắc các nhu cầu trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu... 

1.Xem tuổi và hướng nhà theo Phong thuỷ

"Con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một trường, gọi là trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh thể trường với mức độ mạnh yếu khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời - Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. Với sự tác động thay đổi truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu.

Trước khi xây nhà nên xem tuổi và hướng nhà theo Phong thuỷ

Trước hết, xác định tuổi qua năm tháng ngày sinh để tính toán cung hướng mạng cho từng người. Mỗi người đều có năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình. Và mỗi năm đều có một sao quản vận. Sao quản vận chiếu mạng (theo Tam nguyên cửu vận) thì con người mang trường sinh mạng của sao đó. Theo hình đồ 9 sao phối 8 cung hướng của Bát quái (trùng với từ trường Nam Bắc của Trời - Đất và chia ra 8 hướng chính).

Mỗi cung hướng mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau. Hệ sóng từ quy nạp vào 9 sao cũng tồn tại, luôn luân chuyển, thay đổi vị trí theo một quỹ đạo nhất định. Chín ngôi sao đó được mang tính chất khí với thuộc tính ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ (theo Tử vi. Mỗi người còn được đặt vào một cung hướng nhất định của Bát quái đồ gọi cung mạng: Có mạng Càn, mảng Khảm, mạng Cấn, mạng Chấn, mạng Tốn, mạng Ly, mạng Khôn, mạng Đoài. Tính từ năm sinh ta sẽ biết được cung mạng của mỗi người nằm trong cung hướng nào.

2. Tính toán việc đầu tư

Hãy xác định và tính toán việc đầu tư một cách hợp lý để có một cái nhìn tổng thể về chi phí, những việc phải thực hiện cũng như thời gian và công sức của bạn. Một căn nhà đẹp phải đầu tư cả tiền bạc lẫn công sức. Bạn lên kế hoạch tính toán chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả sẽ gần với ý tưởng của bạn bấy nhiêu. Bạn hãy tính toán trước để có cái nhìn tổng thể, cân nhắc từ vấn đề tài chính ( nên đầu tư vào ngôi nhà của mình bao nhiêu), ý tưởng, các vật liệu đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xây dựng. khi có kết quả của công việc sẽ làm bạn hài lòng hơn.

3. Tham khảo kỹ trước khi xây nhà

Bạn có thể tham khảo nhà của hàng xóm, người thân, bạn bè và các sách báo chuyên nghành để có kiến thức nhất định về thiết kế, phong cách nội thất...Việc tham khảo này cũng dễ dàng giúp bạn hình dung ra ngôi nhà lý tưởng của mình cùng nội thất của nó. Lưu ý đừng quá tham lam khi muốn gom tất cả những cái đẹp ở các ngôi nhà khác vào ngôi nhà của bạn, bởi có thể nó sẽ làm cho ngôi nhà bạn trở nên vụn vặt và rối mắt. Hãy trao đổi ý tưởng của mình với kiến trúc sư. Họ sẽ cho bạn những gợi ý hoặc lời khuyên và bạn có thể cần đến chúng để hoàn thiện ý tưởng về ngôi nhà của mình.

4. Bàn bạc cùng các thành viên trong gia đình

Nếu bạn xây nhà cho riêng mình thì không vấn đề gì, nhưng nếu có thêm các thành viên khác, nên trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Việc này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hoà các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. Đối với không gian riêng của cá nhân, tốt nhất hãy để tự mỗi người có ý kiến về việc sắp xếp và thiết kế không gian đó.

5. Xác định vị trí của bạn

Hãy luôn xác định bạn là chủ nhà, người có quyền quyết định, người biết mình cần gì ở ngôi nhà, cần gì ở không gian mình sẽ sống, ngôi nhà sẽ nối lên điều gì về tính cách của chủ nhân....Nhưng bạn cũng cần tôn trọng ý tưởng của kiến trúc sư để khơi dậy sự sáng tạo của họ. Việc xác định vị trí của mình sẽ cho bạn cách làm việc hiệu quả với kiến trúc sư, chủ thầu và nhà trang trí nội thất.

6. Tìm kiến trúc sư và thiết kế nội thất chuyên nghiệp


Thông thường, chúng ta tự tính toán hoặc giao hết cho chủ thầu từ thiết kế đến thi công nhưng đó không phải là việc mang lại hiệu quả cao.Các nhà tư vấn, kiến trúc sư và trang trí nội thất chuyên nghiệp sẽ đưa ra những phương pháp tốt nhất cho từng chi tiết và các giải pháp tối ưu cho ngôi nhà. Cách làm việc chyên nghiệp cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, có thể bạn sẽ lo lắng về sự tốn kém của dich vụ nhưng làm việc với nhà chuyên nghiệp sẽ giúp bạn trong nhiều trường hợp như tiết kiệm tiền bạc trong cách sử dụng vật liệu thông minh, sử dụng nhân công hợp lý, tránh được những sai lầm có thể mắc phải, gia tăng tính sáng tạo của dự án.. 

7. Lựa chọn nhà thầu

Nhà thầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Bạn nên tham khảo bạn bè, người thân - những người đã từng tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để có thể tìm được nhà thầu tốt. Nếu không tìm được người đáng tin cậy theo cách giới thiệu này, bạn hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.

Đồng thời phải có hợp đồng rõ ràng cũng như những thoả thuận với nhà thầu về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công...


8. Giám sát công trình

Việc thi công công trình cũng rất quan trọng đối với chất lượng, tính kỹ thuật và thẩm mỹ của công trình. Tôt hơn hết, bạn nên nhờ kiến trúc sư dành thời gian giám sát, bởi đó là người thiết kế và hiểu rõ công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu thiết kế đề ra. Bạn cũng có thể tìm người đáng tin cậy, hiểu biết công việc xây dựng giám sát về những điều khoản trong hợp đồng hoặc những thoả thuận giữa bạn và nhà thầu.

9. Nắm tình hình vật liệu

Trước khi bắt tay vào xây nhà, bạn cần tham khảo giá cả ở một số đại lý vật liệu xây dựng để chọn nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy. Đại lý tốt nhất nên gần địa điểm xây nhà hay tiện đường cho việc vận chuyển. Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành thoả thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng.

10. Hoàn thiện nhà

Khi xây xong phần thô là lúc bạn bắt tay vào việc hoàn thiện phong cách ngôi nhà. Nếu không thuê một nhà trang trí nội thất chuyên nghiệp, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia nội thất. Việc chọn chất liệu cũng như màu sắc cho tường, nền nhà, các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như: phòng tắm, nhà bếp...cần có sự chuẩn bị chu đáo. Bạn hãy lưu ý yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài hoà, và yếu tố kết hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính tiện dụng.


-------------------------------
Bạn đang có dự tính gì với ngôi nhà của mính .Hãy tìm đên http://xaydungmyquyen.com để được tư vấn miễn phí ngay nhé !

Vài gợi ý xem tuổi, ngày, giờ xây nhà.



Xây nhà là một việc quan trọng của cuộc đời con người. Ông cha ta đã nói: "Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà" để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm nhà. 
Nếu không am hiểu về thuật phong thuỷ hoặc tìm thầy không giỏi thì việc làm nhà sẽ gây ra những tổn hại ảnh hưởng đến số mệnh, do vi phạm những cấm kỵ của khoa phong thuỷ.




Việc chọn tuổi làm nhà là một việc hệ trọng, theo quan niệm của phong thuỷ, khi xây dựng nhà ở cần xét tuổi của chủ nhà. Không được làm nhà phạm vào các năm Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai.

Tránh các năm tam tai
- Các tuổi Thân, Tý, Thìn: Tam tai tại các năm: Dần, Mão, Thìn
- Các tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Tam tai tại các năm: Thân, Dậu, Tuất
- Các tuổi Hợi, Mão, Mùi: Tam tai tại năm: Tị, Ngọ, Mùi
- Các tuổi Tị, Dậu, Sửu: Tam tai tại năm: Hợi, Tý, Sửu

Những năm phạm Kim Lâu- Là những năm: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.

Có thể tính năm phạm Kim Lâu bằng cách lấy tuổi âm lịch, chia cho 9 được số dư bao nhiêu thì so sánh số dư ấy, nếu phạm vào 1, 3, 6, 8 thì phạm vào kim lâu.

Những năm phạm Hoang Ốc
Là những năm: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75.






Khi đã chọn được vị trí tốt để xây nhà, thiết kế hướng và các yếu tố trong ngôi nhà phù hợp, thì công việc còn lại là xác định thời điểm xây nhà, tức là xác định yếu tố "Thiên Thời". Bởi việc chọn thời điểm xây nhà là vô cùng quan trọng.

Nếu việc lựa chọn thời điểm xây dựng, tức ngày, giờ, tháng năm tốt sẽ khiến cho Phong Thuỷ nhà ở đã tốt càng tốt hơn gấp bội, gia chủ sẽ nhanh chóng thịnh vượng, tài vận hanh thông. Ngược lại, việc chọn ngày, giờ, tháng năm xây nhà không tốt, nhất là vi phạm các cấm kỵ Phong Thuỷ thì làm giảm sự tốt đẹp của Phong Thuỷ ngôi nhà, gây suy bại và nhiều điều xấu cho gia đình.
Để lựa chọn thời điểm chúng ta vẫn xác định theo Bát Quái và sự suy vượng của Ngũ Hành. Cụ thể là xác định dựa vào quẻ hướng nhà.

Ví dụ: Nhà hướng Nam tức quẻ hướng là quẻ Ly, quẻ Ly thuộc Hoả, Hoả vượng vào mùa Hạ, tức là các tiết khí Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử. Sở dĩ cần xác định thời điểm xây dựng theo tiết khí vì sự phân định mùa được xác định theo tiết khí.
Sau đây là bảng tiết khí vượng cho từng Quẻ Hướng để quý vị tra cứu

Hướng nhà
Thuộc Quẻ
Tiết khí xây nhà được vượng khí
Tây Bắc
Càn
Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết
Tây
Đoài
Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ
Tây Nam
Khôn
Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử
Nam
Ly
Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử
Đông Nam
Tốn
Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn
Đông
Chấn
Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh
Đông Bắc
Cấn
Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thuỷ
Bắc
Khảm
Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn

Sau đó, trong mỗi tiết khí chọn ngày giờ tốt có Ngũ Hành hợp với bản mệnh và hướng nhà. Tóm lại, phải tuỳ từng trường hợp vận dụng cho linh hoạt.

Kết hợp với Phi Tinh của năm tháng cần xây dựng.

Dựa trên Lưu Niên Phi Tính của mỗi năm, Lưu Nguyệt Phi Tinh của mỗi tháng, tính toán sao cho thời điểm xây dựng có được các tinh chiếu đến sơn hướng nhà, như vậy sẽ đón được cát khí làm cho căn nhà tăng thếm tốt đẹp. Phải lưu ý sự sinh khắc của các Phi Tinh với Sơn Tinh và Hướng Tinh suy cần chọn Lưu Niên, Lưu Nguyệt Phi Tinh sao cho tiết bớt khí của Sơn TInh và Hướng Tinh.


Ngược lại, nếu Sơn Tinh hoặc Hướng Tinh đương vượng cần chọn Lưu Niên, Lưu Nguyệt Phi Tinh sao cho sinh trợ cho Sơn Tinh và Hướng Tinh.

Đặc biệt cần tránh Ngũ Hoàng Đại Sát, cụ thể là Lưu Niên Phi Tinh đến sơn hướng phải tránh Ngũa Hoàng, Lưu Nguyệt Phi Tinh đến sơn hướng cũng cần tránh Ngũ Hoàng. Nếu phạm phải sao này đến sơn hướng tất dẫn đến tai họa hao người, tốn của, hậu quả thật khôn lường.

Ngày giờ cần chọn ngày giờ tốt, hợp với bản mệnh chủ nhà, tránh ngày giờ phạm Không Vong hoặc xung sát với tuổi gia chủ.



-------------------------------
Bạn đang có dự tính gì với ngôi nhà của mính .Hãy tìm đên http://xaydungmyquyen.com để được tư vấn miễn phí ngay nhé !